Hình ảnh cá khổng lồ trôi dạt vào bờ biển ở Quảng Bình ngày 12/5 (Ảnh: Otofun)
Vào năm ngoái, một ngư dân Đà Nẵng cũng báo cáo vừa câu được một con cá
“khủng” dài 4,2m, nặng 29,6kg tại khu vực vịnh Chân Mây, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Theo nhận định sơ bộ ban đầu, chú cá này có tên là Oarfish tên khoa học là Regalecus glesne - một trong những loài cá có xương dài nhất trên thế giới.
Nhiều người đồn thổi nhau rằng, chú cá Oarfish có khả năng dự báo thiên
tai nên sự xuất hiện của chú cá Oarfish là điềm báo của động đất. Hiện
tượng này đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học của người dân
hiếu kỳ. Cùng tìm hiểu về chú cá khổng lồ này và giải mã sự thật về
khả năng bí ẩn của chúng qua bài viết dưới đây.
Loài oarfish khổng lồ (còn được gọi là cá mái chèo, tên khoa học
Regalecus glesne) được nói đến lần đầu tiên vào năm 1772, nhưng hiếm
khi lộ diện vì chúng sống dưới đáy sâu của đại dương - ở độ sâu 1.000m
so với mực nước biển.
Cá khổng lồ Oarfish là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các
loài cá có xương, có chiều dài lên tới 17m và có thể nặng tới 270 kg.
Oarfish có ngoại hình giống như sợi ruy-băng, phần thân ngang khá mỏng
cùng vây lưng chạy dọc theo toàn bộ chiều dài thân. Chính bởi chiều dài
"khủng" cùng phần vây đỏ đặc biệt nên nhiều người gọi loài cá này
là rắn biển khổng lồ, hay "rồng biển".
Phần vây ngực của cá thường mập, vây chậu có hình mái chèo dài. Màu sắc
của cá thường là màu bạc với những mảng đen và vây màu đỏ.
Cá Oarfish không có vây, nhưng khoác chiếc áo màu bạc có chứa chất hóa
học guanine - loại chất có nhiều trong vây của một số loài cá. Mặc dù
chúng thích nghi để tồn tại dưới áp lực cao nhưng phần da cá Oarfish
rất mềm mại và dễ bị tổn thương.
Dù có thân hình "khổng lồ" nhưng cá Oarfish không có răng mà thường
bắt mồi bằng mang. Theo đó, chúng hút nước vào miệng, thải nước qua
mang, lọc giữ lại những thức ăn nhỏ. Thực phẩm ưa thích của cá Oarfish
là các loài nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ như cá nhỏ hay mực ống.
Từ lâu, nhiều người Nhật đã tin rằng, mỗi khi phát hiện xác cá Oarfish trôi vào bờ - đó là điềm báo của việc sắp có động đất.
Niềm tin này xuất phát từ một truyền thuyết của Nhật Bản kể rằng, xác
cá Oarfish trôi dạt ở bờ biển chính là thông điệp gửi đến từ cung điện
của thần biển.
Nhiều nhà khoa học đã bác bỏ thông tin này. Họ cho rằng, một vài nghiên
cứu được tiến hành cho thấy, có một sự dao động đặc biệt lớn được ghi
lại trước cơn địa chấn, trùng hợp với sự suy giảm hoạt động của động
vật quan sát được ở thời kỳ trước động đất.
Theo đó, những ion dương trong không khí chính là thủ phạm dẫn tới các
tác dụng phụ khó chịu ở cả người và động vật. Chẳng hạn như hội chứng
tăng serotonin trong máu - dẫn tới triệu chứng bồn chồn, lo âu, hiếu
động thái quá...
Trong cuộc nghiên cứu liên quan đến loài cóc, giới khoa học ghi nhận
hoạt động của loài cóc trùng hợp với các nhiễu loạn tiền địa chấn trong
tầng điện ly nên có khả năng phát hiện các sóng vô tuyến tần số thấp
(VLF).
Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn không rút ra được bất kỳ kinh nghiệm
nào từ nghiên cứu của mình về điều gì đã gây ra các hành vi bất thường
của loài cóc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét